HAI BÀ MẸ VỀ MỘT NỖI OAN 20 NĂM TRƯỚC Dương Ngọc Chánh Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015 No Comment

Nguyễn Ngưu là ai?

Điều tra của Trúc Chi
Giữa tháng 6 năm 1989 bà Nguyễn Thị Cầu từ thôn An Giang xã Mỹ Đức huyện Phù Mỹ (Bình Định) vào thành phố Hồ Chí Minh gặp các cơ quan luật pháp để kêu oan. Sau đó bà có đến gặp tôi. Ngồi trước bà tôi không nào tưởng cái tuổi 60 mà già yếu đến như vậy. Chỉ vì nỗi oan của chồng hơn hai mươi năm nay nằm không yên dưới mồ làm bà cũng sống không yên, cả các con bà đang chịu một nỗi oan như người đã nằm dưới mồ.


Bà mẹ kể lại chuyện trong nước mắt. Chồng mẹ là ông Dương Ngọc Chánh dạy học và làm nghề y tá. Năm 1956 vì yêu cầu của tổ chức cách mạng, ông Chánh ra làm thư ký hành chính cho địch, Người giao nhiệm vụ vẫn còn đó. Đến năm 1957 ông Chánh bỏ việc về làng dạy học, làm y tá và tiếp tục làm cơ sở cho cách mạng như nuôi dấu cán bộ, vận chuyển thuốc men, vận động quyên góp tiền của giúp cách mạng. Ông Chánh về cũng là theo yêu cầu của tổ chức. Cùng những năm ấy, bà mẹ tham gia những công tác kín mà tổ chức Đảng tin tưởng giao phó, nhờ thế mà mẹ tạo được mọi điều kiện để giúp đở chồng hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1964 xã Mỹ đức được giải phóng, ông Chánh được tổ chức cho đi dự lớp đào tạo giáo viên nhân dân do Liên khu 5 mở. Năm 1968 địch lấn chiếm, tổ chức quyết định ông Chánh lui vào bí mật, theo lên núi hoạt động. Một hôm không rõ lý do gì, Nguyễn Ngưu phó công an xã cho người đến bắt ông Chánh dẫn đi bắn chết lúc nữa đêm. Sau đó Nguyễn Ngưu đưa tin ông Chánh làm cho địch, về làm cho cách mạng là làm gián điệp nên cách mạng xử lý, cái chết của ông Chánh bà con lúc ấy nữa tin nữa ngờ, nhưng mẹ không ngờ mà rất tin ở chồng, và đau xót trước cái chết oan của chồng. Mẹ biết có tên Nguyễn Ngưu lợi dụng chức quyền giết hại chồng mẹ để trả mối hờn riêng. Mối hờn đó có một số người trong cơ quan công an xã biết. trước đó một tháng giữa ông Chánh và Nguyễn Ngưu có cuộc cải nhau tại trụ sở, Nguyễn Ngưu mắn ông Chánh là tên nhà giàu “hai mặt”. Ông Chánh nói thẳng Nguyễn Ngưu ở trên núi đào ngũ về đầu hàng địch, về địa phương có tay trong giúp đỡ và làm cách mạng. Ông Chánh còn vạch rõ Nguyễn Ngưu chỉ biết tập viết chữ ký thôi.

Ngay hồi ấy mẹ gặp nhiều cán bộ lãnh đạo xã, huyện tỉnh để nói rõ cái chết của chồng. Người ta chưa trả lời nếu có thì chỉ úp úp, mở mở thắc mắc  từ ngày bắt và bắn chồng mẹ trong vòng năm ngày mà không có hồ sơ cáo trạng gì hết? Từ ngày Miền Nam giải phóng mẹ và con mẹ gửi đơn đi khiếu nại đến các cấp: từ xã đến Trung ương, đến cả đồng chí lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước. Nhưng không thấy các cấp trả lời, trong khi đó ở địa phương Nguyễn Ngưu liên kết với một số cán bộ đương chức hoặc về hưu đưa tin, đưa dư luận ông Chánh do làm gián điệp nên cách mạng bắn chết. Ông Lê Phúc Thoại Thường vụ huyện ủy về xã đủ thứ rào đón ngăn chặn vì hiện chưa có chủ trương minh oan. Ông Thảo công an xã thì cấm bà không được nói tới việc ông Ngưu giết ông Chánh, nếu ai nói công an sẽ mời lên làm việc. tên Nguyễn Ngưu thì đe dọa gia đình mẹ rằng sẽ không để yên mấy đứa con ông Chánh. 

Trong khi bà mẹ ngừng kể, tôi hỏi sự việc oan trái ít nhất có cơ quan cấp tỉnh đã xác minh chưa, Mẹ cho biết. Phòng PA15 (bộ phận phản gián công an Nghĩa Bình) trong tháng 4 năm 1989 gặp gia đình tại cơ quan báo chính thức, qua điều tra không thấy tài liệu nào nói ông Chánh là gián điệp vậy mà gần năm nay địa phương vẫn làm gia đình mẹ khổ sở. Nói đến đây bà Cầu nghẹn ngào và gần như kêu thống thiết.

Oan của chồng chưa hết, nay cả nhà tôi chịu tiếp những nổi oan làm sao mẹ con tôi sống được.

          Tôi định hỏi gia đình mẹ hiện nay oan như thế nào, nhưng biết lúc này không thể kể ra bằng lời, mẹ đang khóc nức nở. Tôi đưa ly nước trắng mẹ uống từng ngụm rồi cảm ơn, đứng dậy xách chiếc gói ra về. Một tuần sau nhận được thư mẹ gửi từ xã Mỹ Đức, thư mẹ viết, Ban thanh tra huyện gửi văn bản đi các xã, huyện và tỉnh báo ông Chánh là gián điệp ác ôn, phản động đánh phá phong trào cách mạng địa phương nên Nguyễn Ngưu giết là đúng. Ký văn bản là là ông Lê Phúc Thoại, hiện nay chính quyền xã, huyện ly gián gia đình mẹ với bà con, trong khi đó Nguyễn Ngưu bị kỷ luật đảng  cho về nhà từ năm 1968 vì tội trôm cắp, vậy mà đảng ủy xã luôn mời Nguyễn Ngưu dự họp Đảng mở rộng. Điều đau đớn hơn cả nhà mẹ không phải chỉ nổi oan, không phải chỉ cái án treo lơ lửng trên đầu mà thực sự đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Thư mẹ báo cho biết: Các con mẹ đứa thi vào trường nông nghiệp, sư phạm đạt điểm đậu đều bị gạt ra, lý do vì cha nó là gián điệp. Người quyết định gạt là ông Phan Năm, trưởng ban tuyển sinh tỉnh. Đứa được vào học nhờ trường can thiệp, học khá suốt ba năm thi tốt nghiệp khá không được cấp bằng, không được phân công công tác, người quyết định là Phan Năm. Đứa theo kháng chiến từ năm 1972, năm 1975 về làm công tác một cơ quan Sở. Bản thân được nhà nước tặng Huy chương, Huân chương, vậy mà nhiều lần làm đơn xin thi vào đại học có cơ quan chứng nhận nhưng đều bị Phan Năm không chấp nhận. Mới đây, Phan Năm mặc dù đã về hưu lại đến cơ quan đề nghị Sở đuổi con mẹ ra, lý do là con phản động, là hậu chiến. Và một đứa con của mẹ hy sinh trên chiến trường nước bạn, hài cốt mang về chôn nghĩa trang xã, mới đây Nguyễn Ngưu yêu cầu chính quyền xã đào hài cốt đỗ xuống biển, lý do vì cha nó là ác ôn. Riêng mẹ, hoạt động trong ba thời kỳ, là cơ sở vững chắc của địa phương. Mẹ được xét thưởng huân chương kháng chiến, nhưng cho đến nay chính quyền địa phương chưa chịu ký vì cái chết chồng mẹ chưa có cơ quan chức năng kết luận. Cuối thư mẹ ký tên, nhưng chữ ký nhòe ước, tôi biết đó là nước mắt của một bà mẹ đang chịu nhiều nổi oan.

Một thời gian sau, tôi nhận nhiều tài liệu, nhiều hồ sơ, chứng từ của nhiều bà con đã làm rõ cái chết ông Chánh, trong đó có lời khai, chứng nhận ông Chánh cùng hoạt động cách mạng trên một địa bàn, cùng một công tác. Những chứng nhận viết bằng tay, bằng phô tô, bằng đánh máy và cả bằng ghi âm. Trong hơn mười người đứng tên chứng nhận tôi lưu ý đến tên bà Trương Thị Đổng. Tôi định tìm gặp bà vào tháng sáu năm 1989, nhưng bà đã đến với tôi.

Đó là một bà già gần đến tuổi 70, tóc bạc mắt đã mờ. Từ Đà Lạt đi nhờ xe tải, hơn 300 cây số đèo dốc mẹ xuống gặp tôi rồi về ngay. Mẹ nói nhờ có người giới thiệu tôi nên khó mấy, bận mấy cũng phải tìm đến. Mẹ cảm ơn tôi trước rồi đi ngay vào chuyện. Mẹ nói: Ông Dương Ngọc Chánh chết oan bà con xã Mỹ Đức phải làm rõ ra, mẹ phải làm rỏ hơn ai hết. Mẹ được xem hai số báo Tiền Phong trong tháng 5 bài “Vụ án hai mươi năm trước và Nguyễn Ngưu là ai?” Mẹ mừng quá thế là công luận đã lên tiếng, một người chết đã lên tiếng  là người trong sự thật đó đang còn sống phải nói sự thật. Người ta đã nói ông Chánh làm gián điệp nên cách mạng xử lý. Mẹ cho đó là lời lẽ vu khống để chạy tội. Nói ông Chánh làm việc cho địch, để rồi nói ông Chánh làm gián điệp, thì chính mẹ là người đến gặp ông Chánh, vận động giáo dục để ông Chánh làm và giúp cho cách mạng. Trước đó, ông Chánh vả vợ bà Cầu đã là cơ sở của ta, dũng cảm hoạt động trong thời Diệm, Nhu không phải dễ. Vậy mà vợ chồng ông Chánh hoạt động có thành tích, còn giai đoạn sau này cần có người của ta trong nội bộ địch. Ông Chánh là thầy giáo nhiệt tình trung thực mới làm được. Lúc bấy giờ mẹ là Đảng viên được ở lại cùng thôn với ông Chánh nên chịu trách nhiệm vận động ông Chánh. Ông Chánh nhiều lần chưa nhận mẹ cùng anh Tấn, anh Thám (cũng đảng viên cán bộ ở lại Miền Nam) biết ông Chánh tốt càng ra sức vận động. Cuối cùng ông Chánh nhận làm thư ký hội đồng hương chánh là cơ sở của cách mạng hoạt động trong thời kỳ địch có Luật 10/59 gay go ác liệt. Ông Chánh làm được hơn 3 tháng chuyển sang ngành dạy học cũng là theo yêu cầu của tổ chức cách mạng.

Mẹ im lặng, một chút nói bằng giọng kiên nghị: Một lần nữa mẹ xác nhận Ông Chánh và gia đình ông một lòng theo Đảng không có biểu hiện gì là phản cách mạng. Cái chết của ông Chánh thật là oan ức. Sau khi ông Chánh bị giết, trong cuộc họp nội bộ mẹ đã công khai đặt vấn đề, tại sao lại giết ông Chánh thật là điều phi lý. Sau cuộc họp đó, tên Ngưu cho du kích cầm “báo thị” đến bắt mẹ. mẹ kiên quyết không cho bắt và báo ngay cho tổ chức biết. Mẹ chết hụt. Còn Nguyễn Ngưu là người như thế nào? Mẹ cho biết thêm. Đúng như báo đã nêu đó là tên cơ hội, lợi dụng chức quyền, giết nhiều người vô tội, phần đông là cơ sở cách mạng để lấy tiền, lấy vàng và gây hoang mang trong quần chúng. Người bị giết, người bị cướp vàng phần đông là chị em do Nguyễn Ngưu có khi lộ mặt, có khi dấu mặt hành động. Hiện nay đã có danh sách. Chính vì vậy mà nó gây không ít khó khăn cho phong trào cách mạng địa phương. Mẹ nói thêm, không hiểu sao hồi ấy thật giả không phân minh, nghĩa tình không trọn vẹn, cho nên có nhiều tên là lưu manh giết người lại nhân danh cách mạng? Còn những quần chúng tốt, cán bộ trung thành thì bị hàm oan.

Mẹ dừng lại, tôi biết mẹ đang bồi hồi xúc động về nổi đau trong đó có phần đời mình. Một bà mẹ từng vào tù ra tội, bám trụ dẻo dai, sống chết không ngại. Chồng đi tập kết, Đảng bố trí mẹ ở lại Miền Nam hoạt động gây cơ sở. Mẹ có một con cũng đã thành Liệt sỹ. Chồng đi tập kết trở về bại liệt rồi từ trần. Thành tích mẹ xứng đáng được khen thưởng. Vậy mà chính quyền địa phương  không  xét, chỉ vì mẹ giám đứng ra làm giấy xác nhận cái chết oan ức của ông Dương Ngọc Chánh, chỉ vì họ thành kiến mẹ, chỉ vì mẹ làm trái ý họ.

Trước khi về mẹ muốn nói thêm một điều, bảy tám năm nay mẹ chưa gặp bà Cầu, nhưng mẹ tự viết giấy, làm đơn xác nhận cái chết ông Chánh. Mẹ tự thấy nổi oan của ông Chánh mà bà Cầu đau đớn, cũng là nổi đau đớn của mẹ. Người sồng không làm rõ nổi oan này khi chết sẽ mang nổi oan đó xuống mồ thì chết làm sao được. Điều mà mẹ nói cũng là điều mẹ muốn nhắc nhỡ cấp có thẩm quyến và công luận góp phần làm sáng tỏ những nổi oan dù không còn ở trên đời.

Tôi gặp hai bà mẹ về một nổi oan mà nghe đau nhói đến lẽ phải

 Báo Văn Hóa Nghệ Thuật - VHNT 17 (267) kỳ 1- 9/1989  Trúc Chi

No Comment